Monday, May 5, 2014







None color clouds /Những áng mây không màu
Mixed media on paper
50 x 65 (cm)



Friday, January 3, 2014

Saturday, December 21, 2013






There is sky/ Ở đó là bầu trời, 2013
Mixed media on paper 
 50 x 65 (cm)

Friday, December 20, 2013







Untitled- 01, 2013
Mixed media on paper
25 x 35 (cm)








Untitled- 02, 2013
Mixed media on paper
25 x 35 (cm)

Wednesday, December 18, 2013

BIOGRAPHY






Born 1981 in Hoi An, Quang Nam, Viet Nam 
Jul 2006- Dec 2012 lives and works in Ho Chi Minh city.
Feb 2013 to present lives and works in Istanbul.


EDUCATION

2006              - Graduated from Hue Fine Arts University, Hue, Vietnam.
2009- 2012    - Attending Master of Art in Ho Chi Minh city Fine Arts University, Vietnam.



RESIDENCES AND AWARDS

2012          - Artists in Residence in Cu Chi, Ho Chi Minh City, Vietnam.

                  - Artist in residence in Taiwan in the project "South Country, the South of Country" which is an art collaboration between Zerostation, Vietnam and Outsiders Factory, Taiwan

2010          - Received grants of Young Artists Grants Program sponsored by the Melbourne City Council and supported by the Australian Consulate General in Ho Chi Minh City

2007          - Artists in Residence at HIVECAMP in Cheongju, Republic of Korea.



SOLO EXHIBITIONS

2011           - Solo exhibition performance “ Allergy” at Zero Station in Ho Chi Minh city, Vietnam.

2007           - Solo Painting Exhibition “Departure”, Tu Do Art Gallery, Ho Chi Minh City, Vietnam.



PRESENTATIONS

2013          - Artist talk and Performance art workshop for group of master students at Oldenburg  University in Germany.
2012           -  Artist talk at Howlspace, Tainan, Taiwan.

2009           -  Presentation on Vietnamese Performance Art at Zero One Design Center- Theater in Seoul.



GROUP EXHIBITIONS

2013          - “Path to nowhere” exhibition at Treasure Hill Artist Village, Taipei, Taiwan.
                  - “Retour du Vietnam 1” at Espace d’Art Contemporain “L’Atelier Blanc” in Villefranche de Rouergue, France.

2012          - “Crossing the line” exhibition at Howlspace in Tainan which is part of project "South Country, the South of Country" which is an art collaboration between Zerostation, Vietnam and Outsiders Factory, Taiwan
                  - Final opening project “South Country, the South of Country” at Zero Station, Ho Chi Minh city, Vietnam.

2009          - Participant to Performance Art Network ASIA (PAN ASIA) in Seoul, Korea

2007          - Chungbuk International Art Fair, in Chungbuk, Korea.

                  - Vietnam New Art Exhibition in Shin Museum in Cheongju, Korea.

                  - Festival performance in Andokbol Street, Cheongju, Korea.

                  - Global Warming Project: A million Ways to cool down, Silpakorn University, Wang Tha Phra, Na Phra Lan Road, Bangkok, Thailand.

2006          - “Poetry”, Installation Exhibition at Hue festival, Hue, Vietnam. 

                  - “Rush hours” Installation Exhibition at 3A Ton Duc Thang, Ho Chi Minh City, Vietnam. 
  
                  - Participated in the Performance Workshop of artist Tran Luong at Saigon Open City, 3A Ton Duc Thang St., Ho Chi Minh City, Vietnam. 

                  - Performance of Jun Nguyen Hatsushiba’s artwork at Gwangju Biennale 2006, Gwangju, Republic of Korea.  

                  - “Fireflies” Festival Performance Art Hanoi- Hue- Ho Chi Minh at the Duc House on Stilts, Hanoi, Vietnam.  
                  - Participated in the Performance Workshop by artist Tran Luong at Goethe Institute, Hanoi 

                  - “Progress in Peace”, a subject in the project "Stone and Water", Anyang, Korea

-       “Recovery” Installation Exhibition, HCM City Fine Art Association, Ho Chi Minh City


2005           -   Installation, Performance Exhibition with Infinity Group at 8 Tran Van Ky, Hue, Vietnam.

2004           - “Spring 2004” Painting Exhibition, Tam Ky, Quang Nam, Vietnam.
                 Participating in a workshop with Juliane Hessi at Goethe Institute, Hanoi, Vietnam.
                   -  “Aspiration for Peace”, Installation Exhibition at Hue Festival, Hue, Vietnam. 
                   - Painting Exhibition with the Hue Fine Art Club, 26 Le Loi St., Hue, Vietnam.   

2003           - Attended a course on installation art by Juliane Heise, a German artist, at Hue's Fine Arts University, Hue.
                   - Installation Exhibition “Spring” at 04 Doan Thi Diem, Hue, Vietnam.
2002           - Painting exhibition at the Art Fair, Hue Festival, Hue, Vietnam. 





Wednesday, August 14, 2013

Trước khi trời đổ mưa./ Before the rain.




Trước khi trời đổ mưa

(Please scroll down for english)

Giật mình tỉnh giấc mới biết là tiếng gà gáy trong mơ. Đêm nay, trăng lại tròn, không biết đã tròn đến lần thứ mấy từ khi cô xa nơi bình yên ấy, phải đếm ngược trở lại từ cái ngày cô ra đi. Vị chi đã hơn tám lần trăng như đêm nay đợi ở bên ngoài. Ánh sáng và sự ồn ào náo nhiệt của thành phố Istanbul không làm lu mờ ánh trăng, dù nó có mỏng như lưỡi liềm hay căng tròn như cô gái ở cái tuổi xuân mơn mởn. Nghe mồng sặc mùi lãng mạn của những năm không có internet, không có toàn cầu hoá. Những cánh thư gởi đi kèm theo hình vẽ đôi chim và hình trái tim bị xuyên thủng bởi mũi tên của vị thần tình ái. Những lời lẽ nhớ nhung chăm chút trong thư là phương thuốc hữu hiệu để xoa dịu đi nổi nhớ nhung của bất kì ai. Một thứ tình cảm nhẹ nhàng và dẻo dai như cái chất của sự kiên nhẫn vì chờ đợi.
Rồi những cái tem thư sẽ chỉ được thấy trong viện bảo tàng.
Đôi lúc cô mơ màng nhớ lại khoảng thời gian đó như một giấc mộng, như con tàu vô tình bị trật đường ray và bước vào một thế giới hoàn toàn khác.
Một mảnh vườn rộng được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh, một bụi tre, một chiếc võng, một con mương chạy qua trước nhà, một xưởng thợ mộc, bốn căn nhà ( kể cả nhà bếp), hơn 300 con gà đá, 3 con ngỗng, 4 con chó, 1 con khỉ, 1 giàn mướp, 1 giàn lá giang, 400 lít rượu mơ, mỗi ngày 3 lần đài phát thanh được phát ra từ uỷ ban xã, những cuộc nhậu, những người thợ, những người bạn như anh em, chủ nhà và nghệ sĩ sống và làm việc cùng nhau. Xem ra tôi chỉ có thể kể ra những gì tôi đang nhớ bằng những con số có tính chính xác, dần già chắc phải dùng đến từ “khoảng chừng” một từ mang tính ước lượng không chính xác. Dấu hiệu của sự già nua và bản thân ngày càng bị phân chia nhiều hơn, nhỏ hơn để đáp ứng với nhu cầu, lo toan trong cuộc sống. Những cái lo mà nghĩ đến cười ra nước mắt, nhưng cần phải suy nghĩ như:
Lo ngày mai đồ ăn lại tăng giá.
Lo ngày mai xăng lại tăng giá.
Lo học phí của con lại tăng vì những khoảng thu phụ.
Lo đủ tiền để trả cho con được học trường đáng tin cậy.
Lo tháng này phải đi ăn cưới 2 đứa bạn.
Lo quà cáp cho sếp nhận dịp Tết để năm mới được tài, được lộc.
Lo đi khám bệnh lại lòi thêm bệnh mới.
Lo đi đường bị cướp giật.
Lo ăn trộm sẽ vào nhà cỗm hết đồ đù đã khoá cửa nhà hai ba lớp.
...v...v...
Trở lại với sự nhớ của mình:
Cô cố tình đưa ra những con số để gắng chứng minh cho sự nhớ của mình. Cô nhớ những sự vật cụ thể từ những cái sẽ dần thay đổi theo thời gian, cho đến cái nơi chốn, cái mà không thể thay đổi theo thời gian. Mọi thứ có thể biến mất, hay thay hình đổi dạng nhưng nơi đó vẫn là nơi đó. Nơi mà những người bạn, những người anh em đã làm việc cùng nhau, những bữa cơm đạm bạc cho đến thịnh soạn. Một khoảng thời gian bên ngoài những nỗi lo toan hằng ngày. Mặt kệ cơn mưa lớn, nước ngoài mương tràn làm ngập hết cả mảnh vườn.

Istanbul, ngày 14 tháng 8 năm 2013
Ngô Thuỳ Duyên


Before the rain

She was awaken by cock crow in her dream. Tonight, the moon is full again. She does not remember how many times the full moon had passed since she left Cu Chi.  Counting back from the day she left, it was already more than eight times; that means eight months passed. Light and bustle of Istanbul city did not eclipse moonlight, whether it is as thin as a crescent or fully stretched as the girl in the lush spring age. It is so romantic to talk about the moon. It is as romantic as the time in the past without internet or globalization. The letters used to accompany the bird drawings and sometimes hearts pierced by the arrows of the god of love and desire.
And those stamps will only be seen in museums.

Sometimes she remembers imagining that time is like a dream, like a train accidentally derailed and went into a completely different world.
A large garden is surrounded by a lot of trees, bamboo hedges, a hammock, and a ditch line running through the house. More than three hundred fighting cocks, three geese, four dogs, a monkey, a loofah shelf, a “la giang”(1) shelf, four hundred liters of apricot wine, three times daily radio emitted from the village committee. A carpenter studio, a small kitchen house using wood for cooking and two other house-like studio for living and working. And of course you can see so many props for movie everywhere in this place. I used to accurately remember what they had over there. But after some time I have to use the word "approximately” for my memoriesDay by day life is getting more and more difficult, enclosed is the worries of everyday life. I will not only no longer care about what is romantic but also think about the worries of everyday life. The things that you are not supposed to worry such as:
Worry about the rise in the price of food tomorrow.
Worry about the rise in the price of petrol.
Worry about the rise of the price of school fee of their children.
Worry about paying for the children to study at a respectable school.
Worry about having enough money to attend two friends’ wedding in a month.
Worry about having gifts to visit all the important persons on Tet (2) occasion who could help them be successful in life.
Worry about finding out new disease when checking up at hospital.
Worry about getting robbed on the street.
Worry about thieves that would steal things from the house even when it is locked.
Etc…

Back to her memory: She tried to add up the number to justify her memory.
She remembered specific things that will change gradually and chronologically and the place which can not change by time. Everything can disappear or get transformed, but it is still there where friends as the brothers work together and have frugal meals together. A duration of living without the worries of everyday life. Not to pay attention to heavy rains which make the water from the ditch overflow through all the gardens.


(1) "la giang" is kind of vegetables in Vietnam.
(2) "Tet" is a shortened from "Tết Nguyên Đán" which is the most important celebration of Vietnamese culture. It is Vietnamese New Year.

Istanbul, August 14, 2013
Ngo Thuy Duyen

Saturday, March 30, 2013

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT VỀ DỰ ÁN TRAO ĐỔI NGHỆ SĨ ĐÀI LOAN & VIỆT NAM, ĐẤT NƯỚC PHÍA NAM, PHÍA NAM ĐẤT NƯỚC": NGÔ THỊ THUỲ DUYÊN+ LIN HSIN HER



[please scroll down for English version by Nobuo Takamori]

Phóng sự đặc biệt về Dự án trao đổi nghệ sĩ Đài Loan & Việt Nam, “Đất nước phía nam, phía Nam đất nước” : Ngô Thị Thuỳ Duyên+Lin Hsin Her

Lin Chen-Wei
Tạp chí: Art Plus (Taiwan) / số tháng 10 năm 2012
(Bản dịch tiếng Việt của Như Huy)

"Art Plus" Magazine Oct.2012| trang tạp chí Artplus số tháng 10.2012 có bài viết của Chen Wen Lin

“Đất nước phía Nam, phía Nam đất nước”: dự án trao đổi nghệ sĩ Việt Nam & Đài Loan” do nhóm giám tuyển thế hệ mới tại Đài Loan “ Nhà máy Ngoài Luồng”, và không gian nghệ thuật độc lập “Ga 0”, tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã bắt` đầu vào tháng 9 năm 2012. Dự án này được thực hiện tại cả Đài Nam và TP Hồ Chí Minh. Các nhà tổ chức từ Việt Nam và Đài Loan, mỗi bên sẽ gửi 3 nghệ sĩ tới đất nước kia. Từ tháng 9 đến tháng 11, sẽ có ba chặng dự án được thực hiện. Mỗi nghệ sĩ khách mời sẽ đều phải làm việc với nghệ sĩ chủ nhà, và cùng nhau tạo nên một dự án trong vòng một tháng. Hai đồng giám tyển của dự án, Nobuo Takamori ( Đài Loan) và Nguyễn Như Huy (Việt Nam) có đồng suy nghĩ về “các đất nước phía Nam”: Cả Việt Nam và Đài Loan đều từng phải trải qua một lịch sử thuộc địa, và đều bị định nghĩa là các quốc gia phía Nam ( Nam Quốc). Tuy nhiên, thậm chí cả Đài nam và TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn) còn đều đã và đang sở hữu vị thế văn hoá và địa lí của “miền Nam” trong đất nước của mỗi bên. Chúng trở nên” phía Nam của Nam quốc”. Dự án trao đổi nghệ thuật giữa “ các miền nam của các Nam quốc” do đó, nằm dưới một văn cảnh địa văn hoá phức tạp, và vì thế, tìm cách mở ra một không gian thử nghiệm mới cho cả thực hành giám tuyển lẫn sự sáng tạo. 

Dự án cộng tác vào tháng Chín, 2012, chính là chặng đầu tiên. Đạo diễn phim tài liệu trẻ Đài Loan, Adiong Lu, sẽ cộng tác với nghệ sĩ trẻ việt Nam, Trương Công Tùng tại Ga 0, TP HCM, Việt Nam. Cả hai quyết định cùng nhau đi về quê hương của tùng, Gia Lai, để làm tác phẩm. Trong cuộc cộng tác này, Adiong Lu sẽ quay lại các hình ảnh ở quê hương của Tùng từ góc nhìn của mình, và chính Trương Công Tùng sẽ dựng lại tất cả các hình ảnh đó theo góc nhìn của anh. Sản phẩm cuối kết hy vọng sẽ trở nên điều gì đó trộn lẫn giữa hư cấu và phi hư cấu, thực và huyễn tưởng, các kinh nghiệm mới và các thói quen cũ, và rồi, cuộc đời và sự tưởng tượng.

Tại Đài Loan, nghệ sĩ Việt Nam Ngô Thị Thuỳ Duyên cũng bắt đầu tiến trình cộng tác với kiến trúc sư Đài Loan, Lin Hsin Her. Trong thời gian nhiệm trú tại không gian Howlspace ở Đài Nam, Duyên sẽ tìm cách phản ánh trong tác phẩm của mình cấu trúc phức hợp về chính trị, xã hội và lịch sử địa phương thông qua cái nhìn riêng tư từ cảm thức của một người nữ. Vói Lin, người có một sự nghiệp lâu dài trong vai trò kiến trúc sư tại Đài Nam, anh sẽ sử dụng nghệ thuật sắp đặt và các kiến trúc có tính vị niệm như phương pháp để tái hiện ngành công nghiệp sản xuất tại gia độc đáo của Đài Nam cũng như các khía cạnh văn hoá xã hội của ngành sản xuất ấy tại Đài Loan. Tác phẩm cộng tác của Duyên và Lin sẽ được trình bày tại Howlspace vào cuối tháng 9.  

Bài phóng sự này được viết vào giữa tháng 9, bởi vậy, nó có thể chưa miêu tả được sâu sắc và cụ thể về tác phẩm. Tuy nhiên, mục đích của nó chỉ là cố gắng trình bày một tuệ kiến về dự án này và về hai nghệ sĩ cộng tác tại Đài Loan cho công chúng ở đây. Mặt khác, bài phóng sự này cũng tìm cách miêu tả chi tiết về cuộc cộng tác giữa hai nghệ sĩ tại ga 0, TP HCM. Thông qua các ghi chú và bài viết từ hai phía, Dự án trao đổi nghệ sĩ giữa Việt Nam và Đài Loan, “ Đất nước phía Nam, phía Nam đất nước” cũng có vai trò quan trọng cho việc tạo ra sự tương tác giữa nghệ thuật đương đại Đài Loan và Việt Nam.  

01/ Từ sự vô tri cho tới khảo sát thực địa ”Tổ ấm” , và sự khảo dò tình cảnh của các dân nhập cư kiểu mới tại Đài Loan

Với Ngô Thị Thuỳ Duyên, ấn tượng duy nhất về Đài Loan là về các doanh nhân Đài Loan ở Việt Nam, và về các bộ phim Đài Loan của thập kỷ 80s. Sau khi tới Đài Loan, và với sự đồng hành của các thành viên của Nhà Máy Ngoài Luồng, cô mới lần đầu khám phá một số di sản lịch sử quan trọng của khu vực Đài Bắc, như bảo tàng quốc gia Đài Loan, được xây dựng từ thời Đài Loan chịu sự cai trị của Nhật Bản. Duyên cũng quan tâm tới “Bốn Phương”, là một tờ báo của người Việt tại Đài Loan, cũng như cô đã tới thăm một cửa hàng ăn uống Việt nam trong một khu chợ truyền thống tại quận Beitou ở Đài Bắc. Tại đây cũng là nơi lần đầu tiên Duyên gặp những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan.

Duyên nói “Người đầu tiên tôi gặp khi ra khỏi máy bay là Nobuo Takamori ( đồng giám tuyển của dự án), khuôn mặt anh ta và dòng máu pha trộn của anh ta ( Nhật và Đài Loan) đã rất ấn tượng với tôi. Tôi cũng ghé thăm một cửa hàng ăn uống Việt Nam tại chợ truyền thống ở quận Beitout. Tại đó tôi ý thức rằng những người phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan rất thoải mái và hạnh phúc. Họ sống bên chồng và con tại Đài Loan. Họ cũng có một mối quan hệ vững vàng với cộng đồng Việt ở quận Beitout. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra, những người trợ giúp sẽ có mặt chỉ trong nửa giờ. Ở nơi này cũng có đầy các sản phẩm và thông tin từ Việt nam. Tuy nhiên ở đây họ được trả lương cao hơn, và có thể giúp đỡ gia đình tại Việt Nam”. Duyên và Lin Hsin her cũng gặp một sinh viên đang theo học tiến sĩ tại khoa lịch sử của đại học quốc gia Cheng Kung, là Nguyễn Thanh Hà. Hà đã giới thiệu về điều kiện và tình cảnh sống của những người nhập cư Việt Nam quanh khu vực Đài Nam cho họ. Chính tiến trình tìm hiểu này đã tạo nguồn cảm hứng cho cả Lin và Duyên.

Lin và Duyên đã khảo sát các chủ đề như là “ biên giới”, “ hôn nhân”, và “ảo”. Cuối cùng họ quyết định thực hiện một dự án có tên là “ vượt qua lằn ranh”, để đưa vào đó các chủ đề về hôn nhân Việt Nam- Đài Loan. Đây là lần đầu tiên tại Đài Loan, một nữ nghệ sĩ Việt Nam đưa ra góc nhìn của mình về chủ đề này. Duyên và Lin phát triển một loạt kiến trúc, sắp đặt, video, các vật thể nghệ thuật và trình diễn đặt cơ sở tử sự khảo sát thực địa của Duyên về đời sống hôn nhân và gia đình của những người vợ Việt.Trong quá trình cộng tác, cả hai nghệ sĩ cũng tạo ra một cuộc “hôn nhân ảo” giữa một phụ nữ Việt và một người đàn ông Đài Loan. Cuộc “hôn nhân” ảo này phản ánh tình huống thực tế giữa Việt Nam và Đài Loan. Dưới cấu trúc “hôn nhân ảo” này, Lin quyết định dựng một “tổ ấm” cho “mối quan hệ gia đình” ảo của anh và Duyên. Thông qua kĩ thuật xây dựng và thiết kế của Lin, cả hai nghệ sĩ sẽ xây một “căn nhà” trong không gian riêng tư không được dùng làm nơi triển lãm của Howlspace- tuy nhiên trong dự án, chính không gian này, sau khi được dựng thên một ngôi nhà bên trong- sẽ được đưa ra triển lãm. “Ngôi nhà” này sẽ là không gian để nhận các kí ức và giấc mơ từ những người phụ nữ Việt lấy chồng Đài loan và đang sống tại Đài Loan. Và với những nghệ sĩ Việt Nam sẽ tham dự nhiệm trú nghệ thuật tại Howlspace tới đây trong dự án “ Đất nước phía nam, phía Nam đất nước”, cũng chính “ngôi nhà” này sẽ là nơi họ sống và làm việc.

02/Tổ ấm ảo: “cho một cuộc sống tốt đẹp hơn” ( làm điều gì đó trở nên tốt đẹp)

Trong quá trình khảo sát thực địa về những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Duyên, là một phụ nữ Việt, đã có cơ hội hiểu được các tình cảnh khác nhau của phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan. Với mục đích khảo sát, Duyên đã đóng vai một người phụ nữ Việt có chồng Đài Loan mới đến thành phố được 4 ngày, hay có thể nói, vai một “ kẻ mới đến”, người đang cố gắng tìm việc làm trong thành phố Đài Nam. Tuy nhiên, ngay trong quá trình tìm hiểu của mình, một phụ nữ thậm chí đã nói với Duyên,” tại sao mới đến có bốn ngày mà cô đã được đi lại tự do? Một số trong chúng tôi thậm chí phải sau đến nửa năm mới được ra ngoài cơ đấy”

Duyên và Lin Hsin Her đang dựng “tổ ấm” của họ / Duyen and Lin Hsin Her is building their “home”

Duyên đã sử dụng giấy dó, một loại giấy truyền thống của người Việt và kĩ thuật thêu thùa để làm ra một bản đồ của thành phố Đài Nam. Bản đồ này sử dụng các mầu khác nhau để trình bày về trạng thái tâm lý của mỗi khu vực khác nhau, như là: hạnh phúc, bình yên, bất công, v.v. Tuy nhiên, bởi số lượng người phải khảo sát quá nhiều, và các tình cảnh rất khác nhau và phức tạp, cũng như bởi thời gian ở Đài Nam của Duyên chỉ gói gọn trong một tháng, sẽ rất khó để kết thúc việc ghi lại tất cả các trạng thái tâm lý ấy. Vì lý do đó, nghệ sĩ đã quyết định tìm hiểu khía cạnh nào có tính tích cực nhất trong việc khơi lên cảm hứng cho cuộc sống của những người vợ Việt lấy chồng Đài Loan. Duyên nói:” Họ đều có một điểm chung: đó là đam mê và nghị lực sống. mặc dù dác câu chuyện của họ hoàn toàn khác nhau, tất cả đều quyết định sống mạnh mẽ ở nước ngoài. Họ đã sống và trụ vững từ tám đến 10 năm ở đây, và cùng lúc đó, họ cố gắng nuôi dạy con cái lớn khôn trong hạnh phúc.  

Duyên nói tiếp:” tôi là một phụ nữ Việt nam. Tôi có thể cảm nhận nghị lực mạnh mẽ từ trái tim của những người phụ nữ Việt nam lấy chồng Đài Loan mà tôi đã gặp, bất chấp việc họ có nói ra, hay không nói ra các tình cảnh khác nhau của họ. Tuy nhiên, sau tất cả nhưng gì họ nếm trải, họ vẫn quyết định ở lại cho gia đình riêng của họ tại đây, và cũng cho gia đình họ tại Việt Nam. Và đây là những gì tôi muốn thể hiện trong dự án của tôi- trình bày về nghị lực và đam mê cuộc sống của họ.Theo thời gian, và qua quá trình thêu tay để tạo nên tấm bản đồ Đài Nam, bản thân chất liệu tác phẩm cũng trở nên mạnh mẽ hơn” Giờ đây bề mặt giấy đã ngày càng giống với bề mặt vải. Tôi hy vọng mình có thể sử dụng nhiều mầu sắc khác nhau để thể hiện các đam mê khác nhau”- Duyên nói.

Các nút nối của các sợi chỉ thêu đã làm cho bề mặt tấm bản đề trở nên dày hơn, và làm cho tờ giấy trở nên chắc chắn hơn. Qua chính ẩn dụ này, Duyên cũng muốn truyền tải thông điệp tới xã hội Đài Loan: hãy ngưng lại thái độ phân biệt. hãy tạo không gian sống tự tin cho trẻ em và gia đình chúng. Nghệ sĩ nói :” Mối dây kết nối giữa cá nhân, trẻ em, gia đình và quốc gia là có thật, và những gì đứa trẻ cảm thấy nơi gia đình mình chính là nền tảng sau này cho một quốc gia”

Có một lần, khi nghe được bài hát Đài Loan “Taitung-nese” từ đài của Lin, giai điệu của bài hát đã lập tức hấp dẫn Duyên, và khi được nghe rằng đây là bài hát về một người nữ nông dân rời khỏi ruộng vườn để sống và àm việc ở Taitung, Duyên đã quyết định học hát cho được bài hát này trước khi rời Đài Loan. Dù sẽ rời Đài Loan vào tháng 10, hình ảnh cô đang thêu và giọng của cô khi hát bài “Taitung-nese” vẫn ở lại (được chiếu bằng projector và loa) trong “tổ ấm” mà Lin dựng cho cô.

03/ “Các lằn ranh”: Thảo luận về tác phẩm cộng tác của Ngô Thuỳ Duyên và Lin Hsin Her

Lin nói, “trước khi Duyên sang Đài Nam cộng tác, tôi và Duyên đã bàn về các chủ đề như “hôn nhân”, “tổ ấm”, qua email. Ý niệm về “tổ ấm” phản ánh trực tiếp các ý tưởng như “hôn nhân” và “hạnh phúc”. Tôi cũng hứng thú với các câu chuyện hay chủ đề về “lằn ranh”, dù có có vẻ như đã đề cập đến mọi chủ đề về quốc gia, đạo đức gia đình, các thế hệ, hôn nhân, Đài Loan, Việt Nam, hay về việc thiết kế một không gian cũ. Thật ra, sự cộng tác giữa tôi và Duyên là về “các lằn ranh”. Chính mối quan hệ của các lằn ranh đã trở nên hữu hình trong ý niệm về “tổ ấm”

Lin Hsin Her muốn thay đổi nội thất kiểu cũ của Howl Space. Lin tái hiện một khối nhà bất tiện, giống một cái chuồng và tạo ra không khí căng thẳng ở trong không gian Howl Space. Chất liệu chính của Lin là tre, và những ống tre này sẽ được bọc lại bằng vải nhựa trắng. Rốt cuộc khối kiến trúc này trông giống với dàn phơi sấy trong những ngôi nhà bình thường tại Đài Loan. Lin nói:”tôi chọn màu trắng vì nó làm tôi nhớ đến đồng phục áo dài của các nữ sinh Việt Nam, cũng như các cách ăn mặc truyền thống tại đó”

Không gian mới do Lin tạo ra sẽ kể về sự chuyền hoá của chính nó, từ một không gian cũ mà nên. Không gian mới này cũng là nơi chứa các tác phẩm của Duyên. Dường như không gian đó dễ làm người xem liên tưởng đến một định niệm kiểu Nho giáo “ Đàn ông xây nhà, còn đàn bà xây tổ ấm”. Tuy nhiên, tác phẩm- ngôi nhà, hoàn toàn không chia trong và ngoài, và qua đó, hàm chiếu tới sự phân chia giới tính. Lin Hsin Her tìm cách điều hoà một mối quan hệ “ mà cả hai phía thẩm thấu vào nhau”, do đó, không gian trong và ngoài hầu như không chia tách. Với Lin, yếu tố quan trọng nhất ở đây chínnh là chất liệu tre: Một trong những vật liệu kiến trúc dược sử dụng nhiều nhất ở Nam Á, và Đông Á. Tre chính là điểm liên kết giữa rừng và công nghiệp, nó kết nối mạnh mẽ với hệ thống công nghiệp tại khu vực Đài Nam. Tre có thể tái chế và tái sử dụng. Nó có thể được tháo dỡ và lắp lại cho các công trình kiến trúc khác nhau. Thêm vào đó, Lin cũng sẽ thuê các nhân công địa phương để dựng ngôi nhà cho dự án này, và qua đây, anh cũng muốn hồi phản với chủ đề về đời sống và công việc hằng ngày của người dân địa phương tại Đài Nam. Ngôi nhà-tổ ấm do đó, sẽ hồi phản với lịch sử của ngành công nghiệp, văn cảnh kinh tế chính trị, và chính ngành công nghiệp địa phương ở nhiều lớp tiếp nhận khác nhau

Lin Hsin Her nói:” tôi không muốn trả lời trực tiếp với ý niệm về :Nam quốc”, hay ;à “ phía Nam”. Thay vào đó tôi sử dụng chất liệu và các phương pháp kỹ thuật để hồi phản với chúng, và cũng muốn bày tỏ  viề việc tôi nghĩ thế nào và cảm xúc ra sao với chúng. Tuy nhiên, trong tác phẩm của tôi bao gộp toàn bộ các ý tưởng về Việt Nam, Đài Loan, Đài Nam, công nghiệp, những phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan, “ngành kinh doanh hôn nhân”, tự do, lao động, và vật liệu kiến trúc, v.v.. tất cả những điều này đã đồng thời trở nên các lằn ranh hữu hình và vô hình”. Với tác phẩm có thể được coi là một dự án kiến trúc với các ý niệm về sinh thái này, Lin Hsin Her hy vọng công chúng có thể thưởng thức xúc cảm của cả hai nghệ sĩ, trong tổ ấm của họ. Sau hết, đây chính là một tổ ấm.

Ngô Thuỳ Duyên cũng hồi phản với ý tưởng về “những lằn ranh” . Cô nói:” mặc dù tôi tập trung vào công việc thêu thùa để làm ra tấm bản đồ, tôi vẫn nghĩ về tôi như một con người độc lập. Tôi là một phụ nữ. Tôi không muốn phân biệt phụ nữ Việt hay Đài Loan. Hãy quên việc đó đi. Dù ở đâu, chúng ta đều là phụ nữ. Điều tôi quan tâm là về sự kiên cường và đam mê nơi trái tim của mọi phụ nữ. Tôi tập trung vào khía cạnh tâm hồn, và vào con người nói chung: Con người, với tình yêu thương, cảm xúc; con người cỏ thể tự lo liệu cho mình, yêu con cái họ và yêu thương người khác. Tất cả những điều này sẽ vượt khỏi mọi lằn ranh; chúng ta đều là con người giống nhau, và đều sở hữu tâm hồn.

------

Xem thêm về dự án "Đất nước phía nam, phía nam đất nước" tại đây


Xem tổng kết về chặng 1 của dự án tại đây


 -----

Special Rerport on “South Country, South of Country: Vietnamese & Taiwanese Artists Exchange Project”: Ngo Thi Thuy Duyen + Lin Hsin-Her 

Lin Chen-Wei
Art Plus (Taiwan) / October 2012
(English translation by Nobuo Takamori)

South Country, South of Country: Vietnamese & Taiwanese Artists Exchange Project” which organized by Taiwanese new generation curatorial team, “Outsiders Factory”, and independent artistic organization, “Zero Station”, in Ho Chi Minh City, Vietnam, has already started since September, 2012. This project settles on Tainan and Ho Chi Minh City. Organizers of Vietnam and Taiwan, each side will send 3 artists to another country. From September to November, divides into 3 stages. Each visiting artist will collaborate with a local artist, and create a work or a project together. 2 co-curators of this project, Nobuo Takamori (Taiwan) and Nguyen Nhu Huy (Vietnam), have same thinking on “South Country”: Under the colonization history of Asia, both Taiwan and Vietnam defined as “South Countries”. Even though, Tainan and Ho Chi Minh City both occupy the political, geographical and cultural position as “South Countries” in their own nations. They become “The South of the South Countries”. The artistic exchange project between 2 “South Countries of the South Countries” under the complex cultural geographic context, tries to open a new experimental space of curation and creation.

September is the first stage of this exchange project: Young Taiwanese documentary film director, Adiong Lu, will make a project with Vietnamese artist Truong Cong Tung. They decide to go to Truong’s homeland, Gia Lai, for make their work. Through this collaboration, Lu will shoot Gia Lai by his viewpoint, and Truong will edit these fragments of reality. And the final product hopefully will become something mixed between fiction and non-fiction, real and fantasy, new experiences and old routines, everyday life and imagination, etc.

In Taiwan’s part, Vietnamese artist Ngo Thi Thuy Duyen also begins her collaboration with Taiwanese architect, Lin Hsin-Her. In the residency project at Tainan’s Howl Space, Ngo’s work will reflect the huge structure of politic, society and history through private viewpoint of female sense. In the other hand, Lin has a long career on architecture which based on Southern Taiwan. Lin use installation art and conceptual architecture as his methodology to reflect the unique “home-scale” manufacturing industry and its social culture in Taiwan. The work by Ngo Thi Thuy Duyen and Lin Hsin-Her will present at the end of September.

This report has been written in the middle of September. There for, this report could not present the deep, specific description of the work. However, the purpose of this report is tries to present more deep insight about this project and 2 artists in Tainan for Taiwanese audience. In other hand, this report also tries to preserve the detail of collaboration of 2 artists for Zero Station. Through the notice and writing from both sides, “South Country, South of Country: Vietnamese & Taiwanese Artists Exchange Project” also preserves the fundamental documents for the interactive between Taiwanese and Vietnamese contemporary art.

01 / From Unknown to Fieldworks: “Home”, and the exploration of new immigrants’ situation in Taiwan

For Ngo Thi Thuy Duyen, her only impression of Taiwan is about the investigation of Taiwanese businessmen in Vietnam, and the 1980s’ Taiwanese films. After Ngo just arrived Taiwan, with the companied of members of Outsiders Factory, she visited some important historical heritage around Taipei area, such as National Taiwan Museum build during Japanese colonization era. Ngo also noticed “Báo Bốn Phương”, a Vietnamese newspaper in Taiwan, and visited a Vietnamese restaurant in a traditional market in Taipei’s Beitou district, where Ngo took her first touch with Vietnamese wives.

Ngo Thi Thuy Duyen said: “After I arrived airport, the first person I met was Nobuo Takamori (co-curator), his face and his mix-blood background impressed me. I also visited a Vietnamese restaurant in the lanes of a traditional market in Beitou. I realized the Vietnamese wives here are so happy and comfortable: They have husband and children in Taiwan. They have a strong connection in Beitou community. In case any problem or situation, helpers will come in half hour. Here also full of products and information from Vietnam. However, the salary is higher here, Vietnamese wives could help their family in Vietnam. Everything is convenience here.” Ngo and Lin Hsin-Her also met with a PhD. student from National Cheng Kung University’s history department, Nguyen Thanh Ha. Nguyen introduced the life situation and condition of Vietnamese immigrants around Tainan area to them. This process inspired both of their creation.

Duyen and Lin Hsin Her in the photos which are part of their photography/installation/video/performance collaboration work

Lin Hsin-Her and Ngo Thi Thuy Duyen explore the topics such as “boundaries”, “marriage” and “virtual”. Finally they decide to use their new project, “Crossing the Lines”, to involve Vietnamese-Taiwanese marriage issues. This is the first time in Taiwan, a Vietnamese female artist will announce her viewpoint on this issue. Ngo and Lin develop a series of architecture, installation, videos, objects and performance through Ngo’s fieldworks on Vietnamese wives’ marriages and family life. During the process of collaboration, 2 artists also engage a “virtual marriage” constituted by a Vietnamese woman and a Taiwanese man. This “virtual marriage” reflects the existing situation between Vietnam and Taiwan. Under this structure, Lin decides to build a “home” for this “family relationship”. Through the engineer technique and design of Lin, 2 artists will build a “house” in Howl Space’s non-exhibition space (through this project, this space will be transform into exhibition space for public). This “house” will be a space to receive the memories and dreams from Vietnamese wives. For artists who will take the residency program of Howl Space in the future, this “house” will be another “home” for work and live.

02 / A Virtual Home: For “Better Life” (To Make Something Good)

During the fieldworks about Vietnamese wives, Ngo Thi Thuy Duyen as a Vietnamese woman, understands the difference situation of Vietnamese women in Taiwan. For more deep research, Ngo pretends herself as a “Vietnamese wife who arrive Taiwan 4 days ago”, or the “freshman” who try to hunt a new job around the streets of Tainan. However, during the research, even a Vietnamese woman told her: “Why you could walk around streets freely in just 4 days? Some of us allowed going out even until half or one year after we arrive.”

Ngo Thi Thuy Duyen uses the traditional Vietnamese paper and needlework to makes a “map” of Tainan City. This map tries to use different colors to present each location’s psyche, such as happiness, peace, violence, unfair… ex. However, because the people are too much, situations are too complex and staying duration in Taiwan is too short, it’s really hard to finish the complete documentation during Ngo’s residency program in Tainan. So Ngo decides to search what kind of dynamic inspires their life positively? Ngo said: “They have a common point: That’s the passion for life. Although their stories are quiet different, they all decide to live strongly in this foreign country. They survived more than 8 to one decade, meanwhile, they make their children grow up in happiness.”

Ngo Thi Thuy Duyen replied: “I’m a Vietnamese Woman. I can feel their strong passion from their hearts. No matter their sensitive talk, or their patient, happy, angry and silence. However, after all, they still decide to live with passion, for their family and children, and their family in Vietnam. What I want to work on my project and evoke is their passion for life.” By the cost-time and needlework on this Tainan map, the material itself becomes stronger. “Now the paper’s texture is more like textile. I hope I could use different color to present different passion in the future.” Ngo said.

Knitting makes connection stronger, the paper not fragile any more. Through this metaphor, Ngo Thi Thuy Duyen also tries to talk with the society of Taiwan: Please abound the discrimination, make the children and their family have space to live with strength. Ngo said: “My cultural background told me: There exist a connect relationship between individual person, children, family and nation. Education in homes is the fundaments of a nation.”

Once when Ngo Thi Thuy Duyen heard a Taiwanese song, “Taitung-nese” from Lin Hisn Her’s car radio, the music captured Ngo’s mind immediately. After Ngo knows this song is about a female farmer who leaves her homeland to resettle and work in Taitung, she immediately decides to learn this song before she leaves Taiwan. Although Ngo will leaves Taiwan at October, her image of work in needlework and her voice of singing “Taitung-nese” will be “live” (by projectors and speakers) in the “home” which Lin build for her.

03 / “Boundaries”: The Discussion on Ngo Thi Thuy Duyen and Lin Hsin Her’s Work

Thuy Duyen and Lin Hsin Her in How Space, Tainan, Taiwan, on 29th September 2012

During the interview, Lin Hsin Her responded: “We have already discussing about the concepts such as “marriage” and “home” by e-mail. The concept about “home” reflects the ideas such as “marriage” and “happiness” directly. I also interesting on the stories or issues about “boundaries”: No matter the issues or ideas about nation, family ethics, generations, marriage, Taiwan and Vietnam, new design in old space, collaboration between me and Ngo Thi Thuy Duyen, there are all about “boundaries”. This relationship about boundaries become more significant in the “home”.“

Lin Hsin Her wants to change Howl Space’s old style interior. Lin replaces a tension, uncomfortable cage-like building into Howl Space. Lin uses bamboo as major structure, and these bamboos will be wrapping by white plastic membrane. It looks similar as drying racks in normal Taiwanese home. Lin said: “I chose white color, it make me remember the girl’s uniform of Vietnamese students and the traditional Vietnamese customs.”

The new space created by Lin Hsin Her will describes the transformation of the old space: This new space also inclusive the work made by Ngo Thi Thuy Duyen. It seems reflects the traditional Confucianism belief: “Men charge outside the home, and Women charge inside.” However, the work is not expresses absolutely separated of sex genders. Lin Hsin Her tries to settle a relationship of “permeating into each others,” the space is not absolutely closed. For Lin, the most important element is bamboo: one of the most architectural materials in Southeast Asia and East Asia. Bamboo is the linkage between forest and industries, it’s highly connects with local industry circle in Tainan area. Bamboo could be recycled and reused: it could be removed for using in next construction. Beside, Lin will hire local labors to construct this project, for responds the daily work and lives of local men in Tainan. This architecture responds the industrial history, political and economical context, and local industries in multiple layers.

Lin Hsin Her said: “I don’t want to reply the definition of “South Country” and “the South.” However, I use material and the engineering methods to respond this subject, and also express how I think and how I feel about this subject. Beside, Vietnam, Taiwan, Tainan, industry, Vietnamese wives, “trade marriage”, ideas, freedom, labors, and architectural materials…ex, all of these elements merge together in this architectural project, and all of these elements connect together, become the visible and invisible boundaries.” Despite this is a rational calculated architectural project and sociological concepts, Lin Hsin Her still hope audience could enjoy the emotional feeling from 2 artists in this building. After all, it’s a “Home”.

Ngo Thi Thuy Duyen also responds the discussion about “boundaries”: “Although I’m concentrate on the needlework and the map in my hands, I still think myself as an individual human being, I’m a woman. I don’t want to differentiate Taiwanese or Vietnamese women. Please forget about it! We are women! What I’m interesting about is patient and passion from women’s heart, I’m focus on soul and human being: The human being with love, feel; the human being who could take care themselves, love their children and others. All of these are beyond the boundaries: we are the same human being with soul.”

------

To see further on the project "South country, the South of country", read it here:


To see the summary of the first stage of the project, read it here: